Tư vấn pháp luật đầu tư – KÝ QUỸ.

 

Chế định ký quỹ được áp dụng bởi rất nhiều các lĩnh vực khác nhau, trong đó có hoạt động đầu tư như về bất động sản, chứng khoán, kinh doanh .v.v. Thông qua chuyên mục Tư vấn pháp luật đầu tư, TriLaw sẽ giúp các bạn sẽ hiểu hơn về chế định ký quỹ.

Ký quỹ - biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đầu tư

 Theo luật sư chuyên về Tư vấn pháp luật đầu tư, chế định ký quỹ ra đời để bảo đảm bên có nghĩa vụ sẽ thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, nếu không thì bên có quyền có thể yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại (nếu có) do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của bên kia gây ra.

Theo Điều 330 Bộ luật dân sự 2015, ký quỹ được hiểu là: “Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.

Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.”

Nhà đầu tư phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Đầu tư 2014. Tuy nhiên, không phải mọi dự án đều phải thực hiện ký quỹ trừ một số trường hợp theo quy định tại Điều 27 Nghị định 118/2015/NĐ-CP.

Mức ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án đầu tư

Mức ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án đầu tư được tính dựa trên vốn đầu tư được ghi nhận tại khoản 2 Điều 42 Luật Đầu tư 2014 quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo nguyên tắc lũy tiến từng phần: đối với phần vốn đến 300 tỷ đồng, mức ký quỹ là 3%; đối với phần vốn trên 300 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng, mức ký quỹ là 2%; đối với phần vốn trên 1.000 tỷ đồng, mức ký quỹ là 1%.

Một điểm nữa mà luật sự chuyên về Tư vấn pháp luật đầu tư muốn các nhà đầu tư cần lưu ý là vốn đầu tư nói trên không bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp cho nhà nước và chi phí xây dựng các công trình công cộng thuộc dự án đầu tư. Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trong từng giai đoạn, mức ký quỹ được tính theo vốn đầu tư của dự án tương ứng với từng giai đoạn giao đất, cho thuê đất.

Theo quan điểm của luật sư chuyên về Tư vấn pháp luật đầu tư, ký quỹ, ngoài góc nhìn là nghĩa vụ, thì nó cũng mang lại một số lợi ích cho nhà đầu tư.

Nhờ vào việc ký quỹ, doanh nghiệp sẽ tạo được sự uy tín đối với khách hàng của mình trong quá trình hoạt động kinh doanh. Từ đó, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ thuận lợi hơn. Ngoài ra, khi thực hiện việc ký quỹ, thì doanh nghiệp cũng được hưởng tiền lãi từ số dư trong tài khoản.

Khác biệt giữa ký quỹ và các biện pháp bảo đảm khác theo Tư vấn pháp luật đầu tư là tài sản không được giao cho bên có quyền giữ, đó là việc tài sản được giao cho một bên thứ ba, được gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng. Ngoài ra, tài sản cũng không đương nhiên thuộc quyền sở hữu của bên có quyền cho đến khi được ngân hàng thanh toán và việc thanh toán chỉ xảy ra khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết.

Xem thêm: Tư vấn pháp luật đầu tư

Liên hệ Trilaw