Chuyên mục business legal consulting: Lưu ý khi thay đổi đăng ký kinh doanh

business legal consulting

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật kinh doanh (business legal consulting), TriLaw xin chia sẻ một số lưu ý về việc thay đổi đăng ký kinh doanh.

I. Những lưu ý khi thay đổi đăng ký kinh doanh theo chuyên gia business legal consulting:

Thay đổi đăng ký kinh doanh bao gồm thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. Việc thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ phát sinh nhiều vấn đề, do vậy doanh nghiệp cần lưu ý các thủ tục sau khi thay đổi để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động bình thường và hạn chế thiệt hại xảy ra. Theo luật sư chuyên tư vấn pháp luật kinh doanh (business legal consulting), doanh nghiệp cần lưu ý 5 hạng mục điều chỉnh sau:

1. Lưu ý khi thay đổi về doanh nghiệp:

Tên doanh nghiệp có một mối liên hệ chặt chẽ tới thương hiệu của doanh nghiệp. Việc thay đổi tên doanh nghiệp có vai trò giúp cho thương hiệu doanh nghiệp trở nên ý nghĩa hơn và thiết thực hơn trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, thay đổi tên doanh nghiệp kéo theo thay đổi về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; thay đổi con dấu; thay đổi hóa đơn, chứng từ doanh nghiệp. Khi thay đổi tên, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục pháp lý sau:

  • Đổi dấu pháp nhân của doanh nghiệp;
  • Làm lại biển hiệu đặt tại trụ sở chính;
  • Gửi công văn lên cơ quan thuế về việc thay đổi nội dung tên công ty trên hóa đơn, in lại hóa đơn (nếu cần);
  • Làm thủ tục liên quan tới các đơn vị: Ngân hàng, bảo hiểm, cơ quan quản lý điện, điện thoại, internet .v.v.
  • Thay đổi tên trên website công ty;
  • Làm thủ tục thay đổi tên cho các giấy phép, giấy chứng nhận công ty đang sở hữu.

2. Lưu ý khi thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp:

Trụ sở là nơi liên lạc của doanh nghiệp, là nơi tiếp nhận các thông báo của cơ quan thuế. Việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính để công việc kinh doanh được thuận tiện hơn hay do nhu cầu phát triển thị trường mới mà doanh nghiệp mong muốn. Tuy nhiên, việc thay đổi trụ sở chính cần lưu ý như sau:

  1.  Đối với thay đổi địa chỉ cùng quận: Thay đổi nội dung trên hóa đơn của doanh nghiệp
  2.  Đối với thay đổi địa chỉ khác quận:
  • Thay đổi con dấu doanh nghiệp.
  • Thay đổi nội dung ghi trên hóa đơn.
  • Thay đổi cơ quan thuế quản lý

3. Lưu ý về ngành nghề kinh doanh:

Thay đổi ngành nghề kinh doanh là việc mở rộng hoặc thu hẹp lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Bản chất là bổ sung hay cắt giảm ngành nghề kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với những ngành nghề kinh doanh không có điều kiện, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

Riêng đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp cần lưu ý các điều sau:

  • Đối với các ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề, doanh nghiệp luôn phải đảm bảo đúng và đủ số lượng nhân sự có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật;
  • Các ngành nghề đăng ký kinh doanh mới có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được hoạt động khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Ví dụ như: Xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải, kinh doanh phòng khám chữa bệnh, kinh doanh lữ hành, kinh doanh sàn giao dịch bất động sản….

4. Lưu ý khi thay đổi vốn điều lệ:

Doanh nghiệp cần phải nắm rõ ràng ngành nghề của bên mình như thế nào, mức vốn điều lệ quy định là bao nhiêu và tại sao doanh nghiệp cần thay đổi vốn điều lệ để có những điều chỉnh tăng giảm vốn hợp lý. Yếu tố ngành nghề quan trọng bởi liên quan đến mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu mức vốn tối thiểu. Doanh nghiệp cần cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện thay đổi.

5. Thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

Khi thay đổi về người địa diện pháp luật, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục sau:

  • Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục đăng ký thông tin chủ tài khoản tại ngân hàng;
  • Thông báo cho các đối tác, bạn hàng về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty;
  • Một số trường hợp doanh nghiệp phải đổi các giấy phép con có thông tin của người đại diện như: Giấy phép phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, Giấy phép kinh doanh lữ hành, giấy phép hoạt động giáo dục .v.v.
  • Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật có gắn liền với việc chuyển nhượng vốn cho người đại diện theo pháp luật mới cần lưu ý thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân của người chuyển nhượng.

II. Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh:

Theo luật sư chuyên tư vấn pháp luật kinh doanh (business legal consulting), thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh gồm các bước sau:

  • Xác định các nội dung cần thay đổi;
  • Soạn thảo hồ sơ theo mẫu luật doanh nghiệp quy định
  • Nộp hồ sơ nên bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư;
  • Nhận kết quả và tiến hành khắc dấu công ty mới (nếu nội dung thay đổi là tên, địa chỉ, mã số thuế công ty);
  • Bố cáo (thông báo) về việc thay đổi trên Cổng thông tin của Sở kế hoạch và đầu tư;
  • Thông báo về sử dụng mẫu dấu (nếu có thay đổi mẫu dấu).

Trên đây là 5 hạng mục cần lưu ý khi doanh nghiệp muốn điều chỉnh. Qua chuyên mục business legal consulting, TriLaw hy vọng sẽ hữu ích đối với doanh nghiệp. Nếu Anh/Chị có thắc mắc hoặc câu hỏi gì thêm, xin vui lòng ghi nhận bên dưới hoặc liên hệ qua hotline: (84.28) 35 210 217 hoặc email info@trilaw.com.vn để có thể tư vấn trực tiếp.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

 

 

Liên hệ Trilaw