Những điểm khác nhau cơ bản của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì? Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì? Dưới đây TriLaw sẽ giải đáp từng câu hỏi để giúp bạn có cái nhìn rõ ràng nhất.

Giấy chứng nhận đăngdoanh nghiệp (ERC) là gì?

Theo quy định tại Điều 4 của Luật Doanh nghiệp 2014, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp. Tại Điều 29 của Luật Doanh nghiệp 2014 thì các nội dung được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm: tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, thông tin đầy đủ về người đại diện doanh nghiệp, thông tin người đại diện theo pháp luật/thành viên hợp danh/chủ doanh nghiệp; thông tin của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, vốn điều lệ.

Giấy chứng nhận đăngđầu tư (IRC) là gì?

Theo quy định tại Điều 3 của Luật Đầu tư 2014, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử trên đó ghi nhận đầy đủ các thông tin về đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Tại Điều 39 của Luật Đầu tư 2014 có quy định nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm: mã số dự án đầu tư, tên, địa chỉ của nhà đầu tư, tên dự án, địa điểm thực hiện dự án, vốn đầu tư dự án, thời gian hoạt động và tiến độ của dự án, những ưu đãi và các điều kiện đối với dự án (nếu có), v.v.

Sự thể hiện của 2 văn bản này trong quá trình đầu tư của chủ đầu tư

Một trường hợp điển hình cần phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đó là, khi nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, theo đó tại Điều 22 của Luật Đầu tư 2014 có quy định: “Nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư vào Việt Nam được phép thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi tiến hành thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, và phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều số 37 của Luật Đầu tư 2014…″. Do đó nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế phải thực hiện các quy trình sau đây:

Bước 1: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC)

Thủ tục này sẽ có sự khác biệt khi loại hình dự án đó thực hiện trong hoặc ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế:

  • Trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, thì chủ đầu tư tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi thực hiện dự án đầu tư.
  • Trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, thì nhà đầu tư chỉ cần tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đó.

Bước 2: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)

Sau khi dự án của nhà đầu tư được được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC), nhà đầu tư có thể tiếp tục thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC) tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Bộ hồ sơ thủ tục cho việc đăng ký hai loại giấy tờ này sẽ được thực hiện theo Điều 33 của Luật Đầu tư 2014 và Điều 20, 21, 22, 23 của Luật Doanh nghiệp 2014, các chủ đầu tư có thể tìm hiểu để chủ động cho quá trình đăng ký của mình.

Trên đây là một số điểm khác nhau cơ bản về hai loại thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cũng như thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu còn câu hỏi thắc mắc xin hãy bình luận ở phía dưới để TriLaw có thể trực tiếp giải đáp cho bạn nhé.

Xem thêm: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?

Liên hệ Trilaw