Chuyên mục Investment legal consulting: so sánh hợp đồng BCC và hợp đồng liên doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) và hợp đồng liên doanh là 2 hợp đồng phổ biến trong hoạt đồng kinh doanh hiện nay. Trong chuyên mục Investment legal consulting kỳ này, TriLaw sẽ phân tích để xác định những điểm giống và khác nhau của 2 hợp đồng này.
I. Chuyên mục investment legal consulting - hợp đồng liên doanh là gì?
Theo các chuyên gia Investment legal consulting, hợp đồng liên doanh là thoả thuận bằng văn bản giữa các bên liên doanh với việc quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của từng bên trong việc thành lập doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam. Hợp đồng liên doanh có tác dụng điều chỉnh quan hệ giữa các bên liên doanh với nhau và quan hệ giữa từng bên liên doanh đối với doanh nghiệp liên doanh khi họ tham gia doanh nghiệp liên doanh.
II. Hợp đồng BCC là gì?
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh và phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Đây là mô hình hợp tác rất được phổ biến hiện nay bởi tính tiện lợi cho các nhà đầu tư.
III. Hợp đồng BCC và hợp đồng liên doanh giống nhau điểm nào?
Theo chuyên gia Investment legal consulting thì 2 loại hợp đồng này có khá nhiều điểm tương đồng:
- Đều là hình thức đầu tư trực tiếp;
- Cơ sở pháp lý hình thành nên quan hệ đầu tư là hợp đồng;
- Chủ thể của hợp đồng đều có thể bao gồm hai bên hoặc nhiều bên (song phương hoặc đa phương) và đều bao gồm các đối tượng là “nhà đầu tư” theo quy định của pháp luật của Việt Nam;
- Mục đích và nội dung của 2 hợp đồng đều hướng đến sự thỏa thuận phân chia quyền lợi, trách nhiệm trong quá trình hoạt động đầu tư, kinh doanh.
IV. Những điểm khác nhau của hợp đồng BCC và hợp đồng liên doanh:
Hợp đồng liên doanh không chỉ có mục đích là sự thỏa thuận phân chia quyền lợi, trách nhiệm của nhà đầu tư mà còn có mục đích tạo cơ sở pháp lý cho việc thành lập một doanh nghiệp liên doanh. Do đó, hợp đồng liên doanh sẽ có một số điểm khác biệt với hợp đồng BCC như sau:
1. Chủ thể ký kết hợp đồng:
- Hợp đồng BCC: không giới hạn các nhà đầu tư, có thể là nhà đầu tư trong nước kí kết hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư nước ngoài hoặc các nhà đầu tư trong nước kí kết hợp đồng với nhau.
- Hợp đồng liên doanh: bắt buộc phải có sự tham gia của nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
2. Nội dung thoả thuận:
- Hợp đồng BCC: do không cần thiết thành lập pháp nhân nên trong hợp đồng chỉ thoả thuận những nội dung liên quan đến: thể thức góp vốn, phân chia lợi nhuận, kết quả kinh doanh .v.v.
- Hợp đồng liên doanh: do phải thành lập pháp nhân nên nội dung hợp đồng phải có đề cập đến loại hình doanh nghiệp, vốn điều lệ, phần vốn góp của mỗi bên, phương thức, tiến độ góp vốn điều lệ, điều kiện chấm dứt hoạt động, giải thể doanh nghiệp .v.v.
3. Bản chất hợp đồng:
- Hợp đồng BCC: là một hình thức đầu tư, là sự thỏa thuận của các bên để tiến hành hợp tác kinh doanh với nhau, tồn tại độc lập với các hình thức đầu tư khác.
- Hợp đồng liên doanh: không được coi là một hình thức đầu tư, chỉ là cơ sở pháp lí ghi nhận quan hệ đầu tư. Đây là văn bản bắt buộc phải có trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
4. Trình tự triển khai hợp đồng:
- Hợp đồng BCC: các nhà đầu tư phải tự tiến hành hoạt động đầu tư với quy chế do chính họ đặt ra và thỏa thuận trong hợp đồng, có thể coi sự thỏa thuận trong hợp đồng thể hiện sự nhất trí cao độ.
- Hợp đồng liên doanh: việc thực hiện hợp đồng sẽ được phản ánh qua tình hình hoạt động của doanh nghiệp liên doanh đó.
V. Ưu và nhược điểm của hợp đồng BCC và hợp đồng liên doanh
1. Ưu điểm:
- Hợp đồng BCC: nhanh chóng, chỉ cần ký kết hợp đồng BCC là có thể triển khai dự án.
- Hợp đồng liên doanh: hoạt động độc lập và tách khỏi hoạt động riêng của 2 bên liên doanh nên đảm bảo được sự minh bạch, rõ ràng và hạch toán độc lập. Từ đó pháp nhân dễ dàng kiểm soát.
2. Nhược điểm:
- Hợp đồng BCC: hai bên thực hiện các hoạt động kinh doanh nêu trong hợp đồng BCC với tư cách của chính mình. Do đó, mỗi bên sẽ không kiểm soát được toàn bộ khả năng và cam kết thực hiện của bên kia.
- Hợp đồng liên doanh: mất nhiều thời gian cho việc thành lập pháp nhân trước khi pháp nhân đó có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh.
Trên đây là các điểm giống và khác nhau của hợp đồng BCC và hợp đồng liên doanh. Qua chuyên mục Investment legal consulting, TriLaw mong những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp ích cho nhà đầu tư trong việc lựa chọn và sử dụng 2 dạng hợp đồng trên. Mọi thắc mắc và câu hỏi xin vui lòng ghi nhận phía dưới hoặc liên hệ qua số hotline của TriLaw: (84.28) 35 210 217 hoặc email info@trilaw.com.vn để được tư vấn trực tiếp.