Chuyên mục Investment legal consulting: So sánh hợp đồng đầu tư BOT, BTO, BT

Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP là một trong bốn hình thức đầu tư vào Việt Nam. Trong chuyên mục Investment legal consulting, các chuyên gia tư vấn pháp lý đầu tư của TriLaw sẽ chia sẻ cho nhà đầu tư biết được hợp đồng PPP là gì? Hợp đồng PPP có bao nhiêu loại? So sánh hợp đồng đầu tư BOT, BTO, BT.

I. Hợp đồng PPP là gì?

Hợp đồng PPP là hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Đây là loại hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.

Hợp đồng PPP được chia ra làm 7 loại:

  • Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT)
  • Hợp đồng Xây dựng  – Kinh doanh – Kinh doanh (BTO)
  • Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT)
  • Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (BOO) 
  • Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (BTL)
  • Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (BLT)
  • Hợp đồng Kinh doanh – Quản lý (O&M)

Trong chuyên mục Investment legal consulting, TriLaw chỉ đi sâu vào so sánh 3 loại hợp đồng BOT, BTO và BT để nhà đầu tư hiểu rõ về điểm giống và khác nhau của 3 loại hợp đồng này.

1. Hợp đồng BOT là gì?

Hợp đồng BOT là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu từ chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước Việt Nam.

2. Hợp đồng BTO là gì?

Hợp đồng BTO là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.

3. Hợp đồng BT là gì?

Hợp đồng BT là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT.

II. Hợp đồng BOT, BTO và BT giống nhau điểm nào?

3 hợp đồng trên đều là hình thức đầu tư theo hợp đồng;

  • Cơ sở pháp lý: đều được quy định cụ thể trong nghị định số: 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;
  • Chủ thể ký kết hợp đồng: chủ thể tham gia đàm phán và ký kết hợp đồng bao gồm một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và một bên là nhà đầu tư;
  • Đối tượng của hợp đồng là các công trình có kết cấu hạ tầng, có thể xây dựng, vận hành công trình kết cấu hạ tầng mới hoặc mở rộng, cải tạo hiện đại hoá và vận hành, quản lý các công trình hiện có được Chính phủ khuyến khích thực hiện;
  • Về hình thức của hợp đồng: hình thức của hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự và các văn bản liên quan, hình thức của hợp đồng dự án được lập thành văn bản.

III. Những điểm khác nhau của hợp đồng BOT, BTO và BT

Theo các luật sư chuyên tư vấn pháp lý về đầu tư (Investment legal consulting) của TriLaw, 3 hợp đồng này khác nhau tại các điểm sau:

1. Nội dung hợp đồng:

  • Hợp Đồng BOT: bao gồm sự thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc xây dựng, kinh doanh và chuyển giao công trình cho nhà nước Việt Nam. Nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng công trình và phải bàn giao công trình đó cho nhà nước.
  • Hợp đồng BTO: quy định cụ thế quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc thực hiện cả ba hành vi xây dựng, kinh doanh, chuyển giao nhưng trong hợp đồng BOT thứ tự thực hiện các hành vi này là các thỏa thuận cụ thể của mỗi bên để thực hiện hợp đồng dự án lại có một số điểm khác.
  • Hợp đồng BT: nghĩa vụ của nhà đầu tư phải thực hiện chỉ là xây dựng và chuyển giao công trình đó cho Chính phủ mà không được quyền kinh doanh chính những công trình này.

2. Thời điểm bàn giao công trình:

  • Hợp đồng BOT: sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư được phép kinh doanh trong một thời hạn nhất định, hết thời hạn nhà đầu tư chuyển giao công trình cho nhà nước Việt Nam.
  • Hợp đồng BTO: sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình cho nhà nước Việt Nam rồi mới được phép kinh doanh.
  • Hợp đồng BT: giống như hợp đồng BTO.

3. Lợi ích từ hợp đồng:

  • Hợp đồng BOT: nhà đầu tư được hưởng phát sinh từ chính việc kinh doanh công trình đó, chuyển giao không bồi hoàn công trình.
  • Hợp đồng BTO: Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
  • Hợp đồng BT: Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện những dự án khác để thu hồi vốn và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong Hợp đồng BT.

Trên đây là những điểm giống và khác nhau của 3 hợp đồng BOT, BTO và BT theo phân tích của các luật sư chuyên tư vấn pháp lý về đầu tư (Investment legal consulting). TriLaw mong những thông tin chia sẻ trong chuyên mục Investment legal consulting sẽ giúp ích cho nhà đầu tư trong quá trình đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Mọi thắc mắc và câu hỏi xin vui lòng ghi nhận phía dưới hoặc liên hệ qua số hotline của TriLaw: (84.28) 35 210 217 hoặc email info@trilaw.com.vn để được tư vấn trực tiếp.

Xem thêm: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Liên hệ Trilaw