Những điểm cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp theo luật Việt Nam – Vietnam law

 

 

1. Thoả thuận về quyền sở hữu trí tuệ theo luật Việt Nam – Vietnam law:

Ở Việt Nam, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ luôn là vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt với đặc điểm của các startup – đề cao tính đổi mới sáng tạo, độc đáo trong sản phẩm/dịch vụ, thì những thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ càng cần được đặt lên hàng đầu.

Theo luật Việt Nam (Vietnam law), tài sản trí tuệ có thể là sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh, quyền tác giả .v.v. Các tài sản này có thể được tạo ra bởi chính người sáng lập hoặc bởi bên thứ ba được thuê hoặc các nhân viên của doanh nghiệp khởi nghiệp. Việc ký kết thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ sẽ làm rõ ai là người sở hữu, ai có quyền sử dụng, thời hạn sử dụng, việc chuyển giao các tài sản trí tuệ này…

Các luật sư tư vấn luật Việt Nam (Vietnam law) cho hay, hầu hết các nhà khởi nghiệp, doanh nghiệp trẻ ở Việt Nam còn rất mơ hồ về quyền sở hữu trí tuệ, ví dụ, họ có thể hiểu sai về phạm vi lãnh thổ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Thực tế, quyền sở hữu trí tuệ chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ mà tài sản trí tuệ đó được đăng ký hoặc được hình thành hợp pháp. Chẳng hạn, nếu nhãn hiệu được đăng ký tại Việt Nam thì chỉ được bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam. Thậm chí, một số doanh nghiệp còn nghĩ rằng chỉ cần thay đổi thiết kế một chút là có thể “lách luật” cho ra sản phẩm mới gần giống với các sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ mà vẫn không bị coi là có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Do đó, nếu không có những thỏa thuận rõ ràng về quyền sở hữu trí tuệ khi cùng góp vốn đầu tư, những nhà đầu tư có thể gặp rắc rối hoặc tranh chấp với nhau sau này.

 

2. Thoả thuận về pháp lý nội bộ theo luật Việt Nam – Vietnam law:

Khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp, các nhà sáng lập thường không chú trọng đến các vấn đề pháp lý nội bộ của việc thành lập doanh nghiệp, mà thường tập trung chia sẻ ý tưởng kinh doanh với nhau. Họ thường chú trọng đến việc phát triển ý tưởng, tìm nhà đầu tư rót tiền vào, rồi mới quan tâm  đến việc thành lập pháp nhân. Do vậy, thông thường, họ ít khi có văn bản ghi nhận những nội dung về mặt pháp lý liên quan đến việc cùng vốn vốn, góp sức, góp trí tuệ thành lập doanh nghiệp (ví dụ như phân chia lợi nhuận, cách thức quản lý vận hành doanh nghiệp, quyền quyết định, nguyên tắc thoái vốn…); hoặc các thoả thuận này thường sơ sài, không đảm bảo tính pháp lý theo pháp luật Việt Nam (Vietnam law).  Khi doanh nghiệp phát triển tốt và có lợi nhuận, giữa các nhà sáng lập sẽ xảy ra xung đột về việc góp vốn, sử dụng vốn, quyền sở hữu tài sản, phân chia lợi ích.v.v. Lúc này những thoả thuận thiếu minh bạch, rõ ràng, đầy đủ trước đây sẽ không đủ cơ sở để giải quyết các vấn đề tranh chấp.

Các nhà khởi nghiệp thường chú trọng đến lợi nhuận từ dự án, nên những vấn đề về pháp lý và hành chính liên quan đến việc chuẩn bị hoạt động của doanh nghiệp thường bị bỏ quên, dẫn tới sự bị động trong việc cung cấp giấy tờ khi có đối tác, khách hàng yêu cầu đột ngột, nhiều nguy cơ bị tuột mất cơ hội làm ăn.

Vì vậy, khi bắt đầu khởi nghiệp, startup cần chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến ngành nghề, vốn, đảm bảo có thể đáp ứng một hoặc nhiều điều kiện kinh doanh theo luật pháp Việt Nam (Vietnam law). Đặc biệt, cần thu thập và lưu giữ tất cả các loại tài liệu, giấy tờ liên quan đến việc hình thành tài sản góp vốn vào doanh nghiệp. Đối với một số lĩnh vực kinh doanh, các giấy phép chuyên ngành (giấy phép con) là điều kiện bắt buộc.

 

3. Chuẩn bị giầy tờ pháp lý cần thiết theo luật Việt Nam – Vietnam law:

Các nhà khởi nghiệp thường chú trọng đến lợi nhuận từ dự án, nên những vấn đề về pháp lý và hành chính liên quan đến việc chuẩn bị hoạt động của doanh nghiệp thường bị bỏ quên, dẫn tới sự bị động trong việc cung cấp giấy tờ khi có đối tác, khách hàng yêu cầu đột ngột, nhiều nguy cơ bị tuột mất cơ hội làm ăn.

Vì vậy, khi bắt đầu khởi nghiệp, startup cần chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến ngành nghề, vốn, đảm bảo có thể đáp ứng một hoặc nhiều điều kiện kinh doanh theo luật pháp Việt Nam (Vietnam law). Đặc biệt, cần thu thập và lưu giữ tất cả các loại tài liệu, giấy tờ liên quan đến việc hình thành tài sản góp vốn vào doanh nghiệp. Đối với một số lĩnh vực kinh doanh, các giấy phép chuyên ngành (giấy phép con) là điều kiện bắt buộc.

 

4.  Lựa chọn mô hình doanh nghiệp theo luật Việt Nam – Vietnam law:

Hiện tại theo luật Việt Nam (Vietnam law), có các loại hình doanh nghiệp sau, theo đó, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng chọn lựa được loại hình phù hợp:

  • Công ty TNHH một thành viên: là công ty do 1 tổ chức hoặc 1 cá nhân làm chủ.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: là công ty có từ 2 thành viên đến 50 thành viên là tổ chức hoặc cá nhân.
  • Công ty cổ phần: là doanh nghiệp có từ 3 thành viên là cá nhân hay tổ chức trở lên.
  • Công ty hợp danh: là loại doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên hợp danh là cá nhân, ngoài ra có thể có thành viên góp vốn;
  • Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ.

 

5. Xác định rõ các yếu tố pháp lý:

a. Xác định số thành viên/cổ đông:

Số thành viên/cổ đông công ty sẽ phụ thuộc vào việc bạn kinh doanh một mình hoặc có góp vốn (hùn hạp) với người khác. Số thành viên/cổ đông sẽ ảnh hưởng đến loại hình doanh nghiệp khi thành lập.

b. Tên doanh nghiệp:

Theo khoản 1, Điều 38 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì tên doanh nghiệp bao gồm 2 thành tố là “loại hình doanh nghiệp” và “tên riêng”, trong đó, tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu”. Cần lưu ý về các điều cấm trong việc đặt tên doanh nghiệp.

c. Ngành nghề kinh doanh:

Theo khoản 1 Điều 7, Luật Doanh nghiệp năm 2014, “Doanh nghiệp được tư do kinh doanh các ngành, nghề mà luật không cấm”. Nhà đầu tư có thể tham khảo bảng mã ngành kinh doanh để xem các ngành nghề nào phù hợp với hoạt động kinh doanh theo dự định của mình.

d. Vốn điều lệ:

Theo luật Việt Nam (Vietnam law), v Vốn điều lệ doanh nghiệp là do doanh nghiệp tự đăng kí, không cần chứng minh. Doanh nghiệp tựùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà việc tăng/giảm vốn điều lệ có thể được thực hiện bằng hình thức nào, thủ tục ra sao.

e. Xác định thành viên/ cổ đông góp vốn:

Các thành viên/ cổ đông góp vốn là những người chủ sở hữu doanh nghiệp, có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp. Việc hợp tác được với những thành viên/ cổ đông đồng lòng, đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty và ngược lại.

f. Xác định người đại diện theo pháp luật:

Theo luật Việt Nam (Vietnam law), n

Các lưu ý về người đại diện theo pháp luật:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người cùng làm đại diện theo pháp luật.
  • Một người có thể làm đại diện pháp luật nhiều công ty khác nhau.
  • Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

6. Các vấn đề cần lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp theo luật Việt Nam – Vietnam law:

Sau khi thành lập doanh nghiệp, để có thể hoạt động hợp pháp thì các nhà sáng lập cần chú ý tới vấn đề pháp lý sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp  như sau:

a. Bố cáo về việc thành lập doanh nghiệp:

Nhà sáng lập cần kiểm tra các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp xem đã đúng hay chưa. Nếu chưa đúng phải làm hồ sơ hiệu đính thông tin doanh nghiệp trước khi làm hồ sơ công bố về việc thành lập doanh nghiệp. Hiện nay, việc bố cáo này có thể thực hiện bằng hình thức bố cáo điện tử.

b. Công bố mẫu dấu:

Sau khi thành lập doanh nghiệp, cần tiến hành đặt khắc dấu và thông báo mẫu dấu. .

c. Gắn biển hiệu tại địa chỉ trụ sở chính:

Doanh nghiệp phải gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính và tại chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có). Việc gắn biển hiệu được quy định tại Nghị định 103/2009/NĐ-CP.

Theo Luật Quảng cáo năm 2012, biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh phải có các nội dung sau:

  • Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
  • Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Địa chỉ, điện thoại.

Lưu ý: Việc gắn biển hiệu không đúng quy định có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 20 triệu đồng theo quy định tại Điều 66 Nghị định 158/2013/NĐ-CP.

d. Mở tài khoản ngân hàng cho công ty:

Tài khoản ngân hàng sẽ giúp các giao dịch giữa công ty được dễ dàng hơn. Ngoài ra, tài khoản doanh nghiệp còn dùng vào việc thanh toán các khoản thuế, phí của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước.

e. Đăng ký thuế và khai lệ phí môn bài:

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế ban đầu có thể khác nhau:

  • Nếu doanh nghiệp đã phát sinh hoạt động kinh doanh thì phải nộp và kê khai thuế môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế.

Việc doanh nghiệp chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 2 triệu đồng tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

f. Giấy phép con:

Theo luật Việt Nam (Vietnam law), đối với những ngành nghề kinh doanh mà pháp luật quy định phải có giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh,… gọi chung là giấy phép con, doanh nghiệp phải xin phép và chỉ được hoạt động sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

g. Cấp giấy chứng nhận phần vốn góp:

Đối với Công ty TNHH 2 TV trở lên: tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp. Trường hợp không cấp, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.

h. Sổ đăng ký thành viên và sổ đăng ký cổ đông:

Doanh nghiệp phải lập và lưu giữ sổ đăng ký thành viên (đối với công ty TNHH 2 TV trở lên) hoặc sổ đăng ký cổ đông (đối với công ty cổ phần). Nếu không thực hiện việc lập và quản lý sổ thì có thể bị phạt từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng và buộc lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông theo quy định.

Trên đây là những điều cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp theo luật Việt Nam – Vietnam law. TriLaw hy vọng những thông tin ở bài viết này sẽ giúp ích cho các nhà sáng lập trước và sau khi thành lập doanh nghiệp của mình. Mọi thắc mắc và câu hỏi xin vui lòng ghi nhận phía dưới hoặc liên hệ qua số hotline của TriLaw: (84.28) 35 210 217/ 0903 068 684 hoặc email info@trilaw.com.vn để được tư vấn trực tiếp.

Liên hệ Trilaw