Tư vấn pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam – Hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.

Trong thời kỳ toàn cầu hóa, Việt Nam đang nỗ lực không ngừng để hoàn thiện môi trường đầu tư, môi trường pháp lý, tạo lập “sân chơi” bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư. Thông qua chuyên mục Tư vấn pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, TriLaw mong muốn chia sẻ cùng mọi người một số thông tin cơ bản về vấn đề này.

Khái niệm “nhà đầu tư nước ngoài” – Tư vấn pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Hiện nay, “nhà đầu tư nước ngoài” được hiểu là cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài, thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Do đó, Luật Đầu tư năm 2014 cũng đã phân rõ chế độ áp dụng riêng đối với nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

Theo Tư vấn pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được tham gia đầu tư, kinh doanh vào các lĩnh vực khác nhau theo quy định của pháp luật về đầu tư. Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài có thể bị hạn chế đầu tư, kinh doanh trong một số lĩnh vực nhất định:

Thứ nhất, nhà đầu tư bị cấm đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực ma tuý, hoá chất (theo phụ lục 2 Luật Đầu tư 2014), mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã, kinh doanh mại dâm, mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người và kinh doanh pháo nổ.

Thứ hai, nhà đầu tư cần đáp ứng điều kiện nhất định khi tham gia đầu tư kinh doanh trong 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện (Phụ lục 4 - Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6, Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư).

Hình thức đầu tư    

Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vốn hoặc tài sản của mình để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua các hình thức như sau:

- Thành lập tổ chức kinh tế

- Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

- Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng PPP)

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC)

Thủ tục đầu tư                                                  

Theo các chuyên gia về Tư vấn pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thủ tục đầu tư được tiến hành theo hai hình thức: đầu tư gián tiếp và dự án đầu tư trực tiếp.

i. Đối với hoạt động đầu tư gián tiếp (góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào các tổ chức kinh tế), nhà đầu tư chỉ phải thực hiện các thủ tục đăng ký trong hai trường hợp:

ii. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

iii. Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có trên 51% vốn đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế. Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.

Từ các chuyên gia về Tư vấn pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đối với dự án đầu tư trực tiếp, tuỳ thuộc vào tính chất, quy mô và điều kiện của từng dự án, dự án đầu tư trước khi được triển khai thực hiện sẽ phải thực hiện một hoặc một số thủ tục sau:

- Xin quyết định chủ trương đầu tư, xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

- Thành lập tổ chức kinh tế (đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức tổ chức kinh tế);

- Thực hiện thủ tục xin giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho thuê lại đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (nếu có);

- Thực hiện thủ tục về xây dựng (nếu có).

Xem thêm: Một số hình thức đầu tư tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài

Liên hệ Trilaw