BẢN TIN VỀ MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT CẠNH TRANH 2018

BẢN TIN

(tháng 03/2019)

Về một số điểm mới của Luật Cạnh Tranh 2018

 

Từ ngày 01 tháng 07 năm 2019, Luật Cạnh Tranh 2018 sẽ có hiệu lực thay thế cho Luật Cạnh Tranh 2014 số 27/2004/QH11 ban hành ngày 03/12/2004.

  1. GIỚI THIỆU VỀ LUẬT CẠNH TRANH 2018:
  • Số hiệu: 23/2018/QH14
  • Ngày ban hành: 12/06/2018
  • Cơ quan ban hành: Quốc Hội
  • Ngày công báo: 12/07/2018
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2019

 

  1. MỘT SỐ ĐIỂM SỬA ĐỔI ĐÁNG LƯU Ý CỦA LUẬT CẠNH TRANH 2018:

 

CÁC QUY ĐỊNH BỊ BÃI BỎ

  1. Bỏ quy định về hành vi tập trung kinh tế ra khỏi khái niệm hành vi hạn chế cạnh tranh;
  2. Bỏ quy định về các khái niệm về bí mật kinh doanh (quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004) và khái niệm về bán hàng đa cấp (quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004);
  3. Bỏ quy định về ngưỡng giới hạn của hành vi tập trung kinh tế, cụ thể:

Tại điều 18 Luật Cạnh Tranh 2004 quy định về trường hợp tập trung kinh tế bị cấm là “Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan”,

Tại điều 30 Luật Cạnh Tranh 2018 quy định về trường hợp tập trung kinh tế bị cấm là “Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam”.

 

CÁC QUY ĐỊNH ĐƯỢC BỔ SUNG

  1. Bổ sung nguyên tắc cạnh tranh công bằng và lành mạnh trong quyền và nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh;
  2. Bổ sung hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến cạnh tranh đối với các tổ chức, cá nhân:

Khoản 2 điều 8 Luật Cạnh Tranh 2018 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh “Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh”;

  1. Bổ sung các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại điều 11 Luật Cạnh Tranh 2018 quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, như sau:
  • Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận;
  • Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận;
  • Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
  1. Bổ sung các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, như sau:

Luật Cạnh Tranh 2004

Luật Cạnh Tranh 2004

  • Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
  • Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận;
  • Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

 

Quy định tại điều 9 Luật Cạnh Tranh 2004

 Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan:

  • Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
  • Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
  • Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp:

  • Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
  • Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
  • Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường:

  • Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;
  • Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
  • Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận;
  • Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận;
  • Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.

Quy định tại điều 12 Luật Cạnh Tranh 2012

 

  1. Bổ sung quy định về thời hạn được miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại điều 21 Luật Cạnh Tranh 2018: “Trong thời gian 90 ngày trước khi thời hạn hưởng miễn trừ kết thúc, theo đề nghị của các bên tham gia thỏa thuận, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét, quyết định việc tiếp tục hoặc không tiếp tục hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Trường hợp tiếp tục được hưởng miễn trừ thì thời hạn hưởng miễn trừ là không quá 05 năm kể từ ngày ra quyết định tiếp tục hưởng miễn trừ
  2. Bổ sung quy định về miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm tại điều 14 Luật Cạnh Tranh 2018: miễn trừ của các ngành, lĩnh vực đặc thù: “Thỏa thuận lao động, thỏa thuận hợp tác trong các ngành, lĩnh vực đặc thù được thực hiện theo quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của luật đó”;
  3. Bổ sung quy định về định nghĩa nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường tại khoản 2 điều 24 Luật Cạnh Tranh 2018, như sau:
  • Năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan;
  • Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường không bao gồm doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan.
  1. Bổ sung quy định về việc xác định ngưỡng thông báo tập trung kinh tế tại khoản 2 điều 33 Luật Cạnh Tranh 2018:
  • Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
  • Tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;
  • Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế;
  • Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.
  1. Bổ sung quy định về chính sách khoan hồng đối với các doanh nghiệp vi phạm quy định về cạnh tranh tại điều 112 của Luật Cạnh Tranh 2018
  2. Bổ sung quy định về mức xử phạt cụ thể với hành vi vi phạm về cạnh tranh:

Điều 111 Luật Cạnh tranh 2018 quy định cụ thể về mức phạt tiền tối đa đối với các hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh như sau:

Đối với tổ chức:

  • Vi phạm quy định về tập trung kinh tế: Phạt tối đa 5% tổng doanh thu của doanh nghiệp trên thị trường liên quan
  • Vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh: Phạt tối đa 2 tỷ đồng
  • Vi phạm quy định khác: Phạt tối đa 200 triệu đồng.

Đối với cá nhân, mức phạt bằng ½ so với mức phạt của tổ chức.

 

CÁC QUY ĐỊNH ĐƯỢC THAY THẾ

  1. Thay thế quy định định nghĩa về doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường:

Để xác định doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường, Luật Cạnh Tranh 2004 và Luật Cạnh Tranh 2018 quy định hai căn cứ để xác định như sau:

Luật Cạnh Tranh 2004:

  • Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan; hoặc
  • Có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể

Luật Cạnh Tranh 2018:

  • Sức mạnh thị trường đáng kể; hoặc
  • Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan.

Theo đó, sức mạnh thị trường đáng kể được định nghĩa tại điều 26 Luật Cạnh Tranh 2018:

  • Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan;
  • Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp;
  • Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp khác;
  • Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ;
  • Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật;
  • Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng;
  • Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
  • Khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ liên quan khác;
  • Các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh.
  1. Thay thế quy định mới thời hạn xử lý vụ việc vi phạm về cạnh tranh:

Trước đây, để giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm tập trung kinh tế phải trải qua giai đoạn điều tra sơ bộ và điều tra chính thức. Trong đó, điều 90 Luật Cạnh Tranh 2004 quy định về thời hạn điều tra sơ bộ là 30 ngày; điều tra chính thức là 60 ngày với cạnh tranh không lành mạnh; 180 ngày với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế…

Luật Cạnh Tranh 2018 không còn quy định về hai giai đoạn điều tra nêu trên, mà chỉ quy định: Thời hạn điều tra là 09 tháng đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh; 90 ngày với vụ việc tập trung kinh tế; 60 ngày với cạnh tranh không lành mạnh tại điều 81 Luật Cạnh Tranh 2018;

  1. Luật Cạnh Tranh 2018 quy định Bộ Công thương là cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, trước đó Luật Cạnh Tranh 2018 quy định là Bộ Thương Mại thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh;
Liên hệ Trilaw