VĂN BẢN TUẦN 48 - 52 - 2012

Tóm tắt một số văn bản mới được ban hành trong tuần 48 - 52/2012:

1.      Hướng dẫn doanh nghiệp lựa chọn chuyển đổi thuế TNDN;

2.      Vi phạm an toàn thực phẩm phạt tối đa 100 triệu;

3.      Từ 24/12, giảm lãi suất cho vay ngắn hạn còn 12%/năm;

4.      Từ 24/12, lãi suất tiền gửi giảm còn 8%;

5.      Từ 22/12, tăng giá điện bình quân lên 1.437 đồng/KWh;

6.      Phải báo cáo cho UBND cấp tỉnh trước khi xuất khẩu khoáng sản;

7.      Thêm đối tượng được vay ngoại tệ;

NỘI DUNG CHÍNH CỦA VĂN BẢN

1.     HƯỚNG DẪN DOANH NGHIỆP LỰA CHỌN CHUYỂN ĐỔI THUẾ TNDN

 Ngày 15/11/2012, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 199/2012/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ về việc chuyển đổi ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện ưu đãi về tỷ lệ xuất khẩu mà bị chấm dứt ưu đãi theo cam kết Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

 Theo đó, doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện ưu đãi về tỷ lệ xuất khẩu mà bị chấm dứt ưu đãi theo cam kết WTO, kể từ năm 2012 được lựa chọn để tiếp tục hưởng ưu đãi thuế TNDN cho thời gian còn lại tương ứng các điều kiện thực tế doanh nghiệp đáp ứng ưu đãi đầu tư (ngoài điều kiện ưu đãi về tỷ lệ xuất khẩu) theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật về thuế TNDN trong thời gian từ ngày được cấp giấy phép đến trước ngày Nghị định số 24/2007/NĐ-CP có hiệu lực hoặc theo các văn bản tại thời điểm bị điều chỉnh do cam kết WTO hoặc lựa chọn chuyển đổi ưu đãi sang điều kiện ưu đãi khác.

 Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo diện đầu tư mở rộng nhưng bị chấm dứt theo điều kiện ưu đãi về tỷ lệ xuất khẩu thì được phép lựa chọn tiếp tục hưởng ưu đãi về thuế TNDN cho thời gian còn lại (không bao ưu đãi do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu) tại thời điểm được cấp giấy phép đầu tư mở rộng hoặc thời điểm dự án đầu tư mở rộng đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh..

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/12/2012 và áp dụng từ kỳ tính thuế TNDN năm 2012.

VI PHẠM AN TOÀN THỰC PHẨM PHẠT TỐI ĐA 100 TRIỆU

Ngày 08/11/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2012/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) về an toàn thực phẩm (ATTP) trong đó có quy định mức phạt tối đa đối với 01 hành vi VPHC về ATTP là 100 triệu đồng.

 Đồng thời, Nghị định quy định các khung phạt đối với từng loại VPHC về ATTP, cụ thể như: Phạt từ 03 - 05 triệu đồng đối với hành vi sử dụng thịt hoặc sản phẩm chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y hoặc không đạt yêu cầu để chế biến; phạt từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không đảm bảo ATTP hoặc không rõ nguồn gốc, xuất xứ…

Riêng đối với các vi phạm về sử dụng hóa chất trong sản xuất, chế biến, thực phẩm, Nghị định quy định mức phạt khá nặng với khung phạt từ 15 - 20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng hoặc không có hạn sử dụng; từ 30 - 50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định rõ, đối với các vi phạm về ATTP ở mức độ nghiêm trọng, nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt thấp hơn 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm nhưng số tiền phạt không quá 100 triệu đồng thì phạt tiền bằng 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm.

Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy; tịch thu tang vật, phương tiện để vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm… hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do VPHC gây ra; buộc thu hồi, tiêu hủy hoặc tái chế đối với thực phẩm, nguyên liệu, dụng cụ vi phạm…

Liên hệ Trilaw