Chuyên mục Tư vấn pháp luật đầu tư – Một số hình thức đầu tư tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài

 

Trilaw xin chia sẻ thông tin về vấn đề này, thông qua chuyên mục Tư vấn pháp luật đầu tư. Trong nền kinh tế không ngừng vận động, nhu cầu vốn và công nghệ luôn tồn tại ở tất cả các quốc gia. Pháp luật quốc gia về đầu tư vì thế sẽ trở thành yếu tố then chốt trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Việt Nam cũng không đứng ngoài xu thế này và đang có những nỗ lực lớn trong việc xây dựng một môi trường đầu tư thuận lợi. 

Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vốn, tài sản để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam theo các hình thức sau:

Thành lập tổ chức kinh tế - Tư vấn pháp luật đầu tư

Nhà đầu tư nước ngoài được thành lập tổ chức kinh tế để triển khai dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh sau khi đáp ứng đủ các yêu cầu: có dự án đầu tư; thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và các điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Theo đó, theo chuyên gia về Tư vấn pháp luật đầu tư của TriLaw, nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế tại cái tổ chức kinh tế, ngoại trừ những hạn chế theo quy định của pháp luật về chứng khoán, về cổ phần hoá và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

Theo Luật Đầu tư năm 2014, hoạt động đầu tư thông qua góp vốn vào một tổ chức kinh tế có thể thực hiện theo các hình thức:

- Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;

- Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

- Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc hai trường hợp nêu trên.

 Ngoài góp vốn, nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức:

- Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;

- Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;

- Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;

- Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc các trường hợp nêu trên (Điều 25 Luật Đầu tư 2014).

Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (Hợp đồng PPP)

Hợp đồng PPP là hợp đồng được ký kết giữa nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lí và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.

Theo các chuyên gia về Tư vấn pháp luật đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư theo hình thức ký kết hợp đồng PPP với Chính phủ Việt Nam theo dạng hợp đồng dự án, cụ thể: hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), hợp đồng xây dựng - sở hữu - kinh doanh (BOO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - thuê dịch vụ (BTL), hợp đồng kinh doanh quản lý (O&M).

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC) – Tư vấn pháp luật đầu tư

Hợp đồng BCC là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Hợp đồng BCC có thể được ký kết giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước, thông qua việc thành lập Ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC.

Hình thức đầu tư thông qua ký kết hợp đồng BCC đang ngày càng được nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn khi thực hiện các hoạt động đầu tư thay cho thành lập tổ chức kinh tế như công ty liên doanh. Bởi đầu tư qua hợp đồng BCC có nhiều ưu điểm nhất định như tăng tính chủ động, linh hoạt và ít phụ thuộc vào đối tác của nhà đầu tư khi quyết định các vấn đề của dự án đầu tư.

Xem thêm: Tư vấn pháp luật đầu tư

Liên hệ Trilaw